Tuyệt chiêu bảo quản sofa khi chuyển nhà, chuyển văn phòng

Mặc dù là món đồ nội thất sang trọng và được ưa chuộng bậc nhất hiện nay trong văn phòng, gia đình nhưng không ai có thể phủ nhận được việc di chuyển sofa rất khó khăn. Nếu không có những phương án hợp lý thì sofa rất dễ bị hỏng hóc, mất đi giá trị và thẩm mỹ vốn có. Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn bảo quản sofa chuẩn nhất khi muốn chuyển sofa tới văn phòng mới.

Tuyệt chiêu bảo quản sofa khi chuyển nhà, chuyển văn phòng chuẩn nhất

3 tuyệt chiêu bảo quản sofa khi chuyển nhà, chuyển văn phòng

1. Bọc chân ghế

Để tránh bị hỏng hóc, trầy xước, bạn cần phải bọc kín phần chân ghế sofa bằng bìa carton dày. Sau đó, dùng keo để cố định bìa carton thật chặt. Mục đích của việc làm này là hạn chế tối đa khả năng ma sát của ghế trong lúc vận chuyển, khuân vác và bốc dỡ.

2. Bọc toàn bộ ghế

Sau khi đã bọc xong phần chân ghế thì bạn bọc kĩ phần lưng và bề mặt ngồi của ghế. Vật liệu thường được dùng để bọc ở đây là các loại nilon chống sốc như xốp nổ thường được dùng trong việc bảo quản các loại đồ điện tử, đồ dễ vỡ,…

Ngoài bề mặt ghế và phần lưng thì đáy ghế cũng được nhiều người chú ý giữ gìn cẩn thận khi di chuyển nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ trầy xước, bong tróc sofa. Phần này bạn có thể bọc bằng xốp bọc lót. Cuối cùng, dùng màng co bọc 2-3 lớp toàn bộ phần ghế một làn nữa.

Lưu ý: Bề mặt ghế cần được bọc kĩ nhất vì phần này dễ bị trầy xước và là ‘’bộ mặt’’ chính của sofa. Nếu sofa của bạn là sofa góc thì sẽ đơn giản hơn nhiều, chỉ cần tháo rời rồi bọc từng bộ phận là được.

3. Bọc lớp ngoài cùng

Lớp bọc lót được sử dụng ngoài cùng là loại màng bọc nilon chống sốc với kích thước lớn có khả năng bao được cả toàn bộ ghế soda. Công đoan này giúp bảo vê sofa tránh hoàn toàn trầy xước do va chạm khi di chuyển. Tuân thủ những điều này khi chuyển văn phòng hay chuyển nhà, bạn hoàn toàn yên tâm tuyệt đối rằng sofa của mình vẫn đẹp như ban đầu khi sang văn phòng/nhà mới.

Lưu ý:
– Tính toán thật kĩ số lượng vật liệu cần thiết đảm bảo đóng gói được cẩn thận. Có thể mua dư ra một chút, đừng vì tiết kiệm một ít tiền vật liệu mà dẫn tới nguy cơ hỏng cả bộ sofa.
– Bố trí đầy đủ nhân lực bốc dỡ, khuân vác, mở cửa và bỏ những chướng ngại vật trên đường đi.
– Khi xếp sofa lên da, cần phải xếp thật cẩn thận, nên để riêng ra 1 góc và không đè các loại vật nặng khác lên trên, đặc biệt là các vật sắc nhọn.